Trồng rau thủy canh đã và đang dần được phổ biến rộng rãi trong cuộc sống ngày nay. Trong đó, việc áp dụng kỹ thuật này để trồng rau xà lách được nhiều người áp dụng bởi sự tiện lợi và thu hoạch được năng suất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về việc áp dụng kỹ thuật này vào trồng trọt nông nghiệp nói chung và trồng rau xà lách nói riêng. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật trồng rau xà lách thủy canh thông qua bài viết dưới đây.
Các giống trồng rau xà lách thủy canh phổ biến hiện nay
Hiên việc tìm kiếm và lựa chọn các giống xà lách không quá khó khăn bởi nhu cầu của người tiêu dùng tăng nên các nhà cung cấp đã mở ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, sự đa dạng về loại giống cũng là một ưu điểm để giúp bạn có thể lựa chọn những giống phù hợp. Dưới đây là một số giống trồng rau xà lách được nhiều người áp dụng.
- Lá đa
- Xoăn
- Carol
- Xà lách mỡ
- Xà lách lô lô
- Xà lách búp
Chuẩn bị trước khi trồng rau xà lách thủy canh
Trồng trọt theo hình thức nào thì khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng. Vì vậy, trồng rau xà lách thủy canh cũng không ngoại lệ. Quy trình và các dụng cụ để tiến hành trồng cây cũng rất dễ tìm và đơn giản. Bạn chỉ cần có các loại sau là đã có thể bắt tay vào thực hiện.
Giá thể thủy canh
Giá thể đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trồng rau xà lách thủy canh nói riêng và các loại cây nói chung. Hiện nay có nhiều loại giá thể phổ biến như: trấu, len đá, dăm bào gỗ, xơ dừa,… Những loại giá thể sẽ có các điểm ưu và nhược khác nhau. Ngoài ra, rau xà lách là một loại cây dễ trồng nên bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại giá thể nào phù hợp với nhu cầu và sở thích.
Thùng chứa dinh dưỡng
Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho rau xà lách thủy canh bạn không cần chuẩn bị và tìm kiếm những vật liệu quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bể cá, tuy nhiên cần chọn bể chứa đảm bảo có diện tích bề mặt rộng và độ sâu ít nhất 20cm để rễ cây có thể phát triển xuống dưới.
Lưu ý: Không nên sử dụng thùng chứa bằng kim loại bởi các loại thùng chứa này trong một thời gian sẽ bị rỉ sét. Điều này sẽ làm phá vỡ quá trình hấp thụ một số loại dưỡng chất cho rau xà lách.
Cách đặt máy bơm
Máy bơm chất dinh dưỡng đặt ở bình chứa. Máy bơm được hoạt động liên tục để vận chuyển chất lên khay trồng. Bên cạnh đó máy này dùng để sục khí, điều này làm cho xà lách có thể hấp thụ oxy tốt nhất. Lắp đặt máy bơm sẽ hỗ trợ trong việc trồng rau xà lách thủy canh rất nhiều, tạo ra năng suất cao trong quá trình trồng trọt.
Cách bơm hat giống
Trước khi đưa cây giống lên khay giá để, bạn cần thực hiện bơm hạt giống vào các chiếc xốp nhỏ để tạo rễ cho cây, mỗi hộp sẽ được bơm từ 2 đến 3 hạt. Đây cũng được đánh giá là bước quan trọng và tiền đề cho sự nở rộ của rau xà lách.
Kỹ thuật trồng rau xà lách thủy canh
Bước 1: Chăm sóc cây giống còn nhỏ: Nhiệt độ thích hợp để các giống cây con phát triển là từ 18.4 đến 26.6 độ C. Bên cạnh đó, nên để cây giống ở nơi có đầy đủ anh sáng, ươm giống xà lách đến khi đạt mức tiêu chuẩn. Cây có 4 lá và cao 5 cm thì bắt đầu tiến hành thủy canh.
Bước 2: Di chuyển cây giống sang bể chứa: Sau khi chọn lọc các cây giống đủ tiêu chuẩn thì lúc này bạn sẽ di chuyển từ từ và nhẹ nhàng cây giống sang bể chứa hoặc phao nổi. Với đặc tính cần tiếp xúc nhiều với ánh sáng huỳnh quang nên cây xà lách phải được đặt ngoài sáng khoảng 10 đến 14 tiếng. Mặt khác, phương pháp này ít tốn chi phí nhất do đó hình thức này được khuyến khích áp dụng.
Bước 3: Duy trì nhiệt độ phù hợp: Rau xà lách là giống cây ưa lạnh nên việc duy trì nhiệt độ và môi trường mát mẻ là điều vô cùng quan trọng. Nhiệt độ lý tưởng giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ là 23.6 độ C vào ban ngày và 17.7 độ C vào ban đêm.
Bước 4: Thu hoạch rau xà lách sau 1 tháng: Để đảm bảo quá trình phát triển của cây xà lách bạn nên tiến hành cắt tỉa những lá xà lách bên ngoài, chỉ giữ lại vài chiếc lá bé bên trong. Thực hiện công việc này thường xuyên sẽ hỗ trợ cây phát triển và ra nhiều lá hơn. Hơn thế nữa, điều này còn giúp bạn thu hoạch được nhiều lứa trong mùa sau.
Cách chăm sóc xà lách thủy canh
Cường độ ánh sáng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xà lách rất nhiều. Xà lách có tạo ra được nhiều lá hay héo úa cũng phụ thuộc vào ánh sáng. Chính vì thế, bạn nên để cây ở nơi có nhiều ánh sáng.
Bên cạnh đó, nhiệt độ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình trồng xà lách. Xà lách với đặc điểm ưa lạnh vì vậy, bạn cũng nên tạo bóng râm cho rau xà lách. Thực hiện bằng cách che lưới chống nắng (tham khảo các sản phẩm khác tại: https://hsiachen.vn) hoặc trồng cây ở nơi có nhiệt độ thấp.
Ngoài ra, độ pH sẽ quyết định đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của rau xà lách vì thế, nên duy trì độ pH ở mức trung tính và thấp. Nếu nồng độ axit quá cao sẽ làm cho quá trình trao đổi của cây bị hạn chế và điều này sẽ làm rau xà lách kém phát triển.
Kiểm tra và ngăn ngừa sâu bệnh khi trồng rau xà lách thủy canh
Đầu tiên, trong quá trình trồng rau xà lách thủy canh thì vấn đề vi khuẩn nấm mốc là điều mà bạn cần kiểm tra thường xuyên. Chính vì thế, để ngăn ngừa loại bệnh này bạn cần để rau nơi thông thoáng. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp cho cây hấp thụ đủ khí CO2 giúp cho xà lách của bạn phát triển tốt. Nếu bạn đang trồng cây trong một không gian kín bạn nên tạo các lỗ khí và để cây gần cửa sổ – Nơi tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất.
Thứ hai, côn trùng gây bệnh là nguyên nhân gây rất nhiều tác hại đến rau xà lách, do đó để tránh và giảm bớt nguy cơ loại bệnh này, bạn cần phải lắp đặt các tấm lưới chắn côn trùng. Khi sử dụng phương pháp này bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của tấm lưới để phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗ hổng lớn.
Cuối cùng là ngăn chặn các loài tảo gây hại. Loại thực vật này rất dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường ẩm ướt, đăc biệt là thủy canh. Tuy nhiên, loài cây này sẽ không sống được nếu không hấp thụ ánh sáng mặt trời, vì thế nếu bạn đang trồng rau xà lách thủy canh dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp bạn nên chuẩn bị một tấm lưới che nắng với mục đích là tạo bóng râm và che phũ các tán cây.
Một số lưu ý khi trồng rau xà lách thủy canh
Xà lách là giống cây ưa lạnh nên thời gian trồng thích hợp nhất vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Bên cạnh đó, giống cây này khi trồng thủy canh cần một lớn nước rất lớn để phát triển rễ.
Hơn thế nữa, ngoài yếu tố về nước thì trồng xà lách thủy canh hay trên mặt đất cũng đều cần một lượng chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên bổ sung các dung dịch và chất khoáng để hỗ trợ cây phát triển tốt (1 lần/ tuần).
Ngoài ra, dù bạn đã thực hiện đầy đủ các phương pháp để phòng tránh bệnh nhưng bạn vẫn không nên chủ quan và cần thường xuyên theo dõi cây. Điều này sẽ giúp phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, làm thông thoáng các chất dinh dưỡng để xà lách thủy canh phát triển tốt hơn. Đối với cây xà lách con thì thực hiện 1 lần/tuần và 4-5 ngày/ lần đối với cây đã lớn.
Lưu ý: Không nên tạo bọt khí quá lớn để tránh ảnh hưởng đến lá cây.
Kết luận
Qua bài viết, chúng tôi hy vọng các bạn có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức về trồng xà lách thủy canh và với những thông tin cơ bản trên bạn đã có thể tạo cho mình một mô hình trồng rau xà lách riêng.