Sau phẫu thuật, cắt chỉ vết thương cần được chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng liền và hạn chế biến chứng về sau như sẹo lồi, sẹo lõm,…Vậy, cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ như thế nào để nhanh lành và không bị sẹo? Hãy giải đáp thắc mắc qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Nguyên nhân khiến vết thương bị hở sau khi cắt chỉ
Tình trạng vết thương bị hở sau khi cắt chỉ xảy ra ở rất nhiều người gặp chấn thương nếu không biết cách chăm sóc và điều trị vết thương đúng cách. Tìm ra được nguyên nhân khiến vết thưởng bị hở sau cắt chỉ sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Theo công ty TNHH chỉ phẫu thuật CPT thì Có rất nhiều những nguyên nhân khiến vết thương của bạn bị hở sau khi cắt chỉ và không có dấu hiệu chuyển biến hồi phục. Một số những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như:
- Bạn cắt chỉ khi vết thương chưa hoàn toàn hồi phục.
- Quá trình cắt chỉ vết thương không đảm bảo đúng quy trình và vệ sinh.
- Không sử dụng thuốc hoặc sử dụng dụng thuốc và vệ sinh vết thương sai cách, sai liều lượng.
- Vết tục gặp chấn thương mới tại vết thương cũ đã cắt chỉ những chưa lành sẹo.
- Vết thương tiếp xúc trực tiếp với môi trường bẩn gây nhiễm trùng.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh với những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất kích thích khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy,…
Vết thương bị hở sau khi cắt chỉ có nguy hiểm không?
Khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau khi cắt chỉ vết thương sẽ lành lại và liền sẹo từ từ. Một số trường hợp sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần cắt, còn những trường hợp dùng chỉ không tiêu thì phải tự cắt.
So với vết thương mới thì vết thương hở sau khi cắt chỉ nguy hiểm hơn nhiều vì dễ gây ra các biến chứng bệnh nặng hơn và khó lành hơn. Có tới hơn 70% bệnh nhân sau khi cắt chỉ vết thương bị hở, nếu không được chăm sóc kịp thời rất dễ dẫn tới nhiễm trùng hoặc hoại tử thịt nếu vết thương lớn.
Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Là Gì? Các Công Đoạn Cần Có Trong Quy Trình Xử Lý Nước Thải
2. Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ chóng lành
Trong trường hợp phẫu thuật không dùng chỉ tự tiêu thì vết thương cần được cắt chỉ sau khi được khâu từ khoảng 7 – 21 ngày. Quá thời gian này, các mô cơ sẽ phát triển xâm lấn vào sợi chỉ, khi cắt sẽ gây đau đớn rất nhiều cho người bệnh.
Sau khi cắt chỉ, người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp để đảm bảo vết thương nhanh lành lại và không gây biến chứng về sau:
- Vết thương tiếp tục cần được giữ gìn bằng cách rửa nước muối và dung dịch povidine pha loãng mỗi ngày, tới khi vết thương khô, hết chảy nước vàng. Chú ý để da khô thoáng sạch sẽ trong thời gian này, hạn chế cho vết thương tiếp xúc với nước và không tự ý bôi các loại thuốc kháng sinh lên vết thương khi không được chỉ định của bác sĩ.
- Tránh vận động mạnh, gây áp lực lên vết thương làm vết khâu bị rách, thực sự sẽ rất phiền toái khi phải xử lý trường hợp này.
- Sau khi cắt chỉ xong thì quá trình lên da non của vết thương cũng sẽ xảy ra, hiện tượng này gây ngứa tại vết thương, bạn cần tránh tối đa việc gãi ngứa, chạm tay vào vùng vết thương khiến vết thương bội nhiễm khi có vi khuẩn trong móng tay.
- Người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều đồ ăn có chất đạm, các thức ăn đa dạng vitamin và khoáng chất để phục hồi sức khỏe và làm lành vết thương nhanh nhất.
- Ngay khi liền da thì việc bôi kem trị sẹo đúng thời điểm sẽ quyết định tới 80% sẹo có hình dạnh như thế nào sau khi vết thương lành hoàn toàn.
- Vết sẹo hình thành thế nào phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như mức độ nặng nhẹ của vết thương, phương pháp chăm sóc, dùng kem trị sẹo hỗ trợ đúng thời điểm chưa. Nếu chưa đảm bảo những yếu tốt trên thì nguy cơ cao hình thành các loại sẹo xấu như sẹo lồi, sẹo co kéo, sẹo dính,…tùy thuộc vào loại vết thương và cơ địa mỗi người.
Xem thêm: Hướng Dẫn Quy Trình Vệ Sinh Văn Phòng Đúng Tiêu Chuẩn, Chuyên Nghiệp Từ A-Z
3. Các phương pháp điều trị sẹo hiệu quả
Một số những phương pháp điều trị sẹo dưới đây không thể làm mất hoàn toàn vết sẹo nhưng có thể làm thay đổi kích thước, màu sắc của sẹo về gần như với vùng da lành. Quá trình này cần có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và cần được thăm khám tư vấn cụ thể của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp với từng loại sẹo.
Dùng kem trị sẹo
Đây là phương pháp gần như tương thích với tất cả các hiện trạng sẹo xấu hay phức tạp như sẹo dính, sẹo co kéo. Với cơ chế làm mềm, hỗ trợ da tăng sinh collagen để tái tạo làn da mới, cải thiện hiện trạng sẹo. Dùng kem đúng thời điểm cho những sẹo mới có thể cải thiện tới 80%. Sau khoảng 2 tháng sử dụng, vết thương gần như trở lại hiện trạng ban đầu. Các vết sẹo cũ hơn cần thời gian lâu hơn và sẹo có thể cải thiện được 30-50%.
Dùng kem trị sẹo được xem gần như là phương pháp trị sẹo an toàn nhất và bản thân nó cũng có hiệu quả rất cao với những loại sẹo khác nhau. Ngoài ra, cách sử dụng dễ dàng của kem trị sẹo cũng rất thích hợp với những người có lịch sinh hoạt bận rộn.
Chữa sẹo vết thương sau khi cắt chỉ bằng cách tiêm Steroid
Khi gặp tình trạng sẹo phì đại, sẹo lồi do vết phẫu thuật gây nên, bạn có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa tiêm Steroid. Đây là phương pháp cải thiện sẹo phì đại và sẹo lồi rất tốt.
Khi tiêm Steroid sẽ ức chế chu trình tăng sinh collagen, dần dần làm thoái hóa collagen tại vùng sẹo. Hiện tượng sẹo lồi sẽ được cải thiện cơ bản nếu thực hiện đúng liều lượng và lần tiêm. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau khi tiêm Steroid, vùng da tiêm thuốc có thể bị teo hoặc mất sắc tố tạm thời từ 6 – 12 tháng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp chứng teo hoặc giãn mao mạch xung quanh chỗ tiêm. Liệu pháp này cần được thực hiện nhiều lần mới có kết quả.
Phẫu thuật
Với những loại sẹo phì đại, sẹo lồi, các mô cơ xơ hóa thường có xu hướng gồ cao lên so với bề mặt da thì việc loại bỏ các bó cơ xơ hóa là việc cần làm để vết sẹo trở lại hiện trạng bằng phẳng. Phương pháp phẫu thuật có thể đáp ứng được cơ bản yêu cầu này. Thế nhưng, với những bệnh nhân có sẹo lồi thì tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật khá cao, khoảng 45% sau khi được phẫu thuật.
Phẫu thuật bằng Laser và Laser bề mặt
Với những vết sẹo không lồi quá lớn, sẹo bám dính hay những vết sẹo thông thường như sẹo trắng, sẹo thâm thì phương pháp Laser này có hiệu quả khá tốt. Cách thức hoạt động bằng các tia sóng với tần số phù hợp riêng cho mỗi loại sẹo. Gây hiện tượng tổn thương giả để kích thích lại cơ chế tự lành cải thiện hiện trạng sẹo vốn có. Thế nhưng, phương pháp này khá đau đớn và tốn kém và phải thực hiện nhiều lần.
Điều bạn cần nhớ là điều trị sẹo cần có thời gian lâu dài, vì thế bạn cần phải kiên nhẫn để có kết quả khả quan nhất cho quá trình này. Tốt nhất là bạn cần có những cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ để tránh phải lo lắng những hậu quả về sau.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Panama Maritime Conference đã giúp bạn có thể tự chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ và có những phương pháp để khắc phục sẹo và các biến chứng ngoài da của việc phẫu thuật.
Xem thêm: Bếp Gas Du Lịch Loại Nào Tốt? Top 7 Loại Bếp Mini Dã Ngoại Tốt Nhất Hiện Nay