Khi chất lượng cuộc sống tăng cao, nguồn thực phẩm sạch để nâng cao sức khỏe chính là xu hướng của nhiều hộ gia đình hiện nay trên toàn Thế Giới. Ở các thành phố lớn, nguồn rau sạch luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của cộng đồng do có quá nhiều loại rau nhưng không được kiểm định đang bán trôi nổi. Những loại rau được trồng nên bằng các phương pháp hiện đại, giảm tối đa các chất hóa học nhưng vẫn đem lại chất lượng rau tốt chính là ưu thế thu hút khách hàng hiện nay. Các mô hình nhà lưới trồng rau sạch đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên Thế Giới chính là giải pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng vẫn đem lại hiệu quả vượt trội giúp nông dân giảm bớt được nhiều nhân công và thời gian.
Lợi ích và bất lợi khi sử dụng mô hình nhà lưới trồng rau
Lợi ích khi ứng dụng mô hình nhà lưới trồng rau sạch
- Mô hình nhà lưới trồng rau an toàn sẽ giúp cây tránh được các tác động không mong muốn từ thiên nhiên như lượng mưa, sức gió, nắng… Sử dụng nhà lưới, nông dân sẽ có thể kiểm soát được điều kiện môi trường cho phù hợp với cây trồng đem lại hiệu quả tốt nhất khi thu hoạch.
- Cây trồng sẽ an toàn hơn trước sự phá hoại của các loài sâu, bọ, côn trùng. Cây khỏe thì sẽ không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đem lại nguồn thực phẩm sạch hơn cho người tiêu dùng.
- Nông dân dễ dàng kiểm soát tình hình của nhà lưới bằng các công nghệ hỗ trợ hiện đại bậc nhất giúp nhanh chóng phát hiện ra những yếu tố bất thường, dễ dàng chăm sóc cây, hệ thống có tích hợp với các ứng dụng di động liên kết với các công ty phân bón để tra cứu giá phân bón nhằm lựa chọn sản phẩm phù hợp theo từng giai đoạn cây một cách nhanh chóng.
Hiện nay hầu như tất cả các mô hình trồng rau trong nhà lưới đều đã được thiết kế tích hợp sẵn hệ thống tưới và phun sương tự động giúp tự động hóa quá trình tưới tiêu, giữ ẩm, giảm tối đa chi phí nhân công. Hệ thống phun sương được thiết kế thông minh, khoa học giữ cho khu vực nhà lưới luôn trong tình trạng mát mẻ, có độ ẩm vừa phải.
Điểm trừ của mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới
- Chi phí bắt đầu đầu tư cao, cần trải qua nhiều thời gian và giai đoạn để bắt đầu có lời
- Mô hình nhà lưới vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích khi cần thiết, cần tính toán kế hoạch đầu tư thật kỹ trước khi bắt đầu vì nếu muốn mở rộng thêm thì phải xây dựng thêm nhà lưới khác
- Tạo nên hiện tượng nhà kính gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Các mô hình nhà lưới trồng rau
1. Nhà lưới kín
Nhà lưới kín là loại nhà kín từ trần, mái, cho đến 4 mặt xung quanh của nhà, các lối ra vào, đường ống cũng được phủ kín bằng lưới. Nhà lưới kín được xây dựng với mục đích chính là ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của các loại côn trùng hại. Các nhà lưới kín đều được xây dựng khá giống nhau về ngoại hình với mái bằng và nghiêng sang hai bên, cấu trúc nhà bằng bê tông hoặc dựng khung sắt tùy vào địa hình và điều kiện. Độ cao trung bình của một nhà lưới kín là 3m và diện tích sử dụng trung bình là 1000m2.
Ưu điểm
- Ngăn chặn côn trùng, bọ hiệu quả nên không phải dùng thuốc trừ sâu giúp rau an toàn hơn
- Kiểm soát thời vụ chặt chẽ hơn, có thể vừa tăng số thời vụ vừa tăng chất lượng rau.
- Vì diện tích khiêm tốn nên nhà lưới thường được áp dụng để trồng rau thâm canh giúp đảm bảo và gia tăng năng suất.
Nhược điểm
- Nhà lưới kín sẽ nóng hơn vào mùa nắng gây ảnh hưởng đến sự ổn định và sinh trưởng của rau.
- Khả năng mở rộng rất khó
2. Nhà lưới hở
Nhà lưới hở là loại nhà lưới được thiết kế hở xung quanh và chỉ che chắn chủ yếu phần mái nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của mưa và gió lớn tạo điều kiện cho nông dân trồng rau vào mùa mưa thuận lợi hơn. Mái nhà và khung nhà được dựng với kỹ thuật như nhà lưới kín nhưng có thể hoàn thiện đơn giản hơn bằng cách sử dụng gỗ để chống và sau đó căng dây kẽm hoặc dây cáp dễ giăng lưới. Nhà lưới hở có độ cao trung bình 2m và diện tích trung bình 1ha.
Ưu điểm
- Rất phù hợp với các loại rau ăn lá ngoài ra rau có thể trồng được trong cả mùa mưa và mùa khô.
- Nhờ thiết kế đơn giản nên chi phí để đầu tư và hoàn thiện mô hình thấp hơn rất nhiều so với nhà lưới kín.
- Dễ dàng mở rộng mô hình và liên kết với các hộ xung quanh.
Nhược điểm
- Không thể kiểm soát được sự ảnh hưởng của sâu, bọ hại và côn trùng nên cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây
- Kiến trúc không kiên cố nếu mưa bão quá lớn có thể gây nguy hiểm, sập nhà lưới.
- Rất khó để áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn
Sử dụng nhà lưới kín hay nhà lưới hở?
Tùy theo mục đích sử dụng thì sẽ có các giải pháp sử dụng nhà lưới nào cho phù hợp. Tuy nhiên với mục đích chính hiện nay chính là ưu tiên chất lượng rau sạch thì nhà kín hở sẽ không phải là một lựa chọn tốt nhất do không thể ngăn cản sự phá hoại của côn trùng, sâu bệnh hại, bọ… nên nhà lưới kín vẫn đang là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay và được sử dụng nhiều hơn.
Nhà lưới hở vẫn là một phương pháp phù hợp nếu như bạn chọn trồng những loại rau ít bị sâu bệnh như bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu thì nhà lưới hở sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản đầu tư lớn.
Cách xây dựng nhà lưới kín đơn giản, dễ thực hiện
Cột nhà lưới
Sử dụng các loại thép đã được mạ kẽm vì loại này có độ bền cao, chọn loại dây có độ dày phù hợp với chiều cao, chiều rộng nhà nhưng tối thiếu từ 2mm trở lên.
Trụ móng
Trụ bê tông xây cao hơn mặt đất 30cm. Khoảng cách của các trụ theo chiều ngang nhà lưới 3m, theo chiều dọc 10m và chiều cao cột 4m
Khung mái
Có thể sử dụng mái vòm bằng hoặc mái vòm lệch, giữa 2 phần lệch sử dụng cửa thông gió có kính chắn côn trùng rộng khoảng 50cm để giảm độ nóng, điều tiết khí hậu trong nhà lưới, 2 thanh vòm cần cách nhau 3m. Cấu trúc của khung sườn có thể xây dựng bằng thanh giằng hoặc thanh chữ Y, chữ L để tăng khả năng chịu lực.
Đối với hệ thống lưới
Tất cả các thành phần che chắn từ mái đến tường bao xung quanh đều phải sử dụng lưới chắn côn trùng phù hợp, ở vài nơi nên thay đổi lưới bằng màng nhà kính
Cố định lưới chắn côn trùng bằng cách sử dụng nẹp và zigzag lò xo ( nếu không có, có thể thay thế bằng dây kẽm ) nhằm tăng sự ổn định và chắn chắn cho nhà lưới
Cần phải lựa chọn lưới một cách kĩ càng cho phù hợp nhất với loại rau, địa hình, thiên nhiên, môi trường xunh quanh khu vực trồng để đưa ra quyết định chính xác nhất, có 2 loại lưới chính là lưới chắn côn trùng và lưới UV.
Sử dụng rau sạch là nhu cầu đang ngày càng tăng tại các thành phố lớn. Trồng rau là một trong những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng nhưng nếu không có kiến thức, thông tin và công cụ hỗ trợ cần thiết thì vụ mùa sẽ không được như mong muốn. Nếu muốn kinh doanh rau sạch đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh bạn nên tham khảo các mô hình trồng rau sạch phổ biến nhất hiện nay của Panama Maritime Conference.